Tuesday, September 21, 2010

Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.


Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên#. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.


TS. Trần Đắc Hiến- Văn phòng Chính phủ
http://www.khucongnghiep.com.vn

Những nghịch lý buồn trong nhiệt độ 44oC

Những nghịch lý buồn trong nhiệt độ 44oC

Nóng! Nóng quá...! Hà Nội ơi!
ác giả: Hoàng Hường

Dưới sức nóng khủng khiếp, chỉ thấy một nghịch lý bức thiết nhất, cần được quan tâm nhất: trước khi vẽ rồng vẽ phượng, thêm chân cho rắn thì hãy cho những con chim non trong bệnh viện nhi chút không gian để thở, để dưỡng bệnh, để đủ sức khỏe mà mơ giấc mơ biến thành phượng hoàng.

Cả thế giới đang mùa World Cup, sôi sục và rừng rực. Việt Nam cũng đang World Cup, nhưng sôi sục và rừng rực gấp ba. Đã quá, vui quá và... nóng quá! Sân cỏ đang ở những ngày hào hứng nhất, còn Việt Nam đang ở những ngày nhiệt độ cao nhất trong ¼ thế kỷ gần đây. Theo dự báo thời tiết, những ngày nóng đỉnh điểm nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 44oC, ở ngưỡng nguy hiểm cao độ có thể giết chết những người yếu bệnh, trẻ em, người già..

Bệnh viện nhi Trung ương đông chật như nêm cối, tắc nghẽn từ ngoài đường vào, biến cuộc sống vốn đã tất bật mệt mỏi của người dân thành địa ngục thật sự. Các cháu bé sốt cao khóc ngặt ngẽo vì nóng, cha mẹ bơ phờ mệt mỏi. Theo thông tin từ một trang báo điện tử, ngày 17/6 - một trong những ngày nóng đỉnh điểm - có 1.522 ca khám chữa cho trẻ với các triệu chứng ho, sốt cao, tiêu chảy... Người chen người, trẻ khóc ngất, bác sĩ rã rời.

Trong một phép tính đơn giản, với dân số xấp xỉ 10 triệu người của Hà Nội (chưa mở rộng) nhưng chỉ có một bệnh viện cho trẻ em đã quá tải. Nay Hà Nội được mở rộng ra thêm nhiều lần, một (vài) bệnh viện cho trẻ em Hà Nội cũng đã là quá ít nếu tính theo khoảng cách địa lý và mật độ dân số. Vậy mà cái bệnh viện duy nhất tội nghiệp ấy còn phải gánh trọng trách "trung ương", hàng ngày đón hàng trăm hàng nghìn đứa trẻ ngặt ngẽo từ khắp nơi đổ về.

Nóng! Nóng quá, nóng từ trên trời, nóng từ cơn sốt hầm hập, và nóng từ ruột gan những người làm cha mẹ...

Ở đâu cũng nóng...

Trên các trang báo, các diễn đàn, các bàn nghị sự cũng đang bừng bừng từng giây từng phút. Nhưng nghị sĩ đang tranh luận đất Ba Vì đang tăng bao nhiêu phần trăm theo từng giờ. Đường tàu cao tốc chạy mỗi giờ vun vút đưa khách du lịch ngược xuôi, điều hòa mát lạnh.

Các Bộ trưởng đang say sưa thuyết trình về những dự án tiền tỷ, về Việt Nam đang sắp hóa rồng hóa phượng, về "Hà Nội có con gái sắp lấy chồng" với những vỉa hè đang đẹp đẽ bỗng bị lột lên để lát gạch mới; về những ngôi nhà cổ vài trăm năm tuổi bỗng dưng được trẻ hóa thành vài tháng tuổi với những màu áo giống nhau; về những công trình vốn dĩ giá trị vì sự cổ kính bỗng được đem ra tô tô trát trát... muôn hồng nghìn tía với đủ những mỹ ngôn lệ từ để tô điểm cho những lý do của những công việc đó.
Nhưng mà các bệnh nhi đang nóng quá, chật chội, khổ sở quá các Bộ trưởng ơi, các vị có nghe tiếng các cháu gào khóc không?

Với tư duy nông cạn, người viết bài này chỉ thầm tính mấy chục tỷ VND để mặc áo mới cho nhà cổ, lát đá vỉa hè mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị mới cho dừng lại, nghĩa là bản thân cái dự án ấy có làm cũng được, không thích làm nữa thì dừng cũng chẳng chết ai; hay bao nhiêu những dự án thò ra thụt vào, lúc ẩn lúc hiện như ma trơi và tiêu tiền tỷ như mớ rau con cá kia quá thừa để xây cho các cháu vài cái bệnh viện tử tế cho các cháu bớt khổ sở; cho bố mẹ các cháu cảm nhận sâu sắc những thiêng liêng ý nghĩa về đại lễ dân tộc, để ông bà các cháu cảm kích với những chủ trương to đẹp hóa rồng hóa phượng của các nghị sĩ khả kính.

Nhưng trong những sự hóa rồng hóa phượng ấy, một cái bệnh viện tử tế trong tương lai gần vẫn chưa thấy hiện ra. 1.522 ca khám chữa bệnh/ngày, bệnh nhi nào, bác sĩ nào, bố mẹ nào chịu thấu?

Nóng! Nóng quá...

Và (lạy Trời), người ta thông báo sẽ điện sẽ không mất nữa!

Trong những ngày nóng đến ngạt thở, hầm hập như thiêu đốt thế này lại có tấm bảng thông báo vừa lạ đời vừa sáng tạo kiểu 'only in Việt Nam' lại hiện ra: Lịch cắt điện luân phiên. Ngột ngạt chồng lên ngột ngạt, bức bối chất thêm bức bối. Cái lịch cắt điện đấy được hiểu là sự san sẻ, chia đều nỗi khổ sở này theo kiểu: sướng cùng hưởng, khổ cùng chia. Mỗi người dân "được" nếm trải cảnh như địa ngục kiểu luân phiên.

Giữa những ngày bóng đá sôi nhất, nhiệt độ cao nhất, học sinh sinh viên đang hối hả vào mùa thi cử nhất thì đây đó luân phiên chịu cảnh tắt lửa tối đèn, nóng bức.
Cái thông báo ngừng cắt điện đưa ra khiến người người cảm kích, nhưng ngẫm lại lại thấy u u mê mê, ngớ nga ngớ ngẩn. Cứ tưởng điện bị cắt bị lượng dùng quá nhiều, cung không đủ cầu nên "nhà điện" buộc lòng phải cắt. Thế nhưng, khi không cắt cũng... vẫn được. Hóa ra chỉ vì "điện nhà ông, ông thích cắt thì cắt, ông thích cho thì cho" mà thôi?

Ngẫm vừa đau xót vừa nghịch lý, khi mà chỉ mới đây thôi, Việt Nam mới biết đến khái niệm "giờ Trái Đất". Mỗi năm vào một giờ nhất định, tất cả cơ quan trường học công xưởng nhà riêng... đồng loạt tắt điện để bảo vệ môi trường. Hô hào tắt điện vì môi trường ở một đất nước bị cắt điện thường xuyên - giống như bình luận của một blogger - cũng tương tự như hô hào người dân ở những nước chịu đói thường xuyên ở Châu Phi nhịn ăn một ngày để dành thực phẩm cho những người ăn xin Châu Âu vậy. Nghe vừa hài hước vừa cay đắng.

Cũng hài hước và nghịch lý không kém, khi mà chỉ cách đây ít lâu, website www.new7wonders.com vừa đưa ra công bố bảng xếp hạng mới nhất 28 kỳ quan của vòng chung kết, trong đó vịnh Hạ Long nằm ở vị trí thứ 27 với thống kê 70,52% số phiếu bầu quốc tế.

Còn nhớ cũng vì sự bình chọn này mà cả một chiến dịch rầm rộ quảng bá cho Vịnh Hạ Long được tổ chức khắp cả nước. Tấm biển "Vote for Ha Long Bay" được dựng khắp nơi. Truyền hình báo chí quay cảnh khách du lịch và các thí sinh Hoa hậu hoàn vũ quốc tế (2008) đến sân bay Nội Bài được "mời" bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Các cô cười tươi "tôi sẽ bình chọn cho Hạ Long" dù chẳng ai đảm bảo các cô thực sự đã biết Vịnh Hạ Long ở đâu, như thế nào chưa. Cả nước cũng được phát động hưởng ứng tinh thần yêu nước bằng cách vào Internet bình chọn cho Vịnh Hạ Long.

Kết quả: từ vị trí là một trong những di sản thiên nhiên đẹp nhất thế giới đã hai lần được UNESSCO công nhận, Vịnh Hạ Long "đáp" xuống vị trí suýt cuối bảng xếp hạng của một trang web hầu như chưa ai biết tới!

Còn vô vàn những nghịch lý vô bổ và lãng xẹt như thế đã, đang diễn ra không thể liệt kê hết ra được. Dưới sức nóng khủng khiếp, chỉ thấy một nghịch lý bức thiết nhất, cần được quan tâm nhất: trước khi vẽ rồng vẽ phượng, thêm chân cho rắn thì hãy cho những con chim non trong bệnh viện nhi chút không gian để thở, để dưỡng bệnh, để đủ sức khỏe mà mơ giấc mơ biến thành phượng hoàng.

Nóng! Nóng quá...!

http://www.khucongnghiep.com.vn/

Tweet

Hardware manufacturers liberally take cues from Apple products, so why not its approach to customers?

For the seventh straight year, Apple has topped its competitors in the PC industry in the University of Michigan's American Customer Satisfaction Index (ACSI), achieving a score of 86 out of 100. Its Apple's highest ranking since the annual survey began in 1995.

But the real story is how much further ahead of its peers Apple is in this area: most of the rest of the field (Acer, Dell, HP, and others) is tied with a score of 77, while HP's Compaq brand is ranked 74. All of the PC makers improved their scores this year, but it didn't help them collectively avoid sinking further behind Apple. The Mac maker's nine-point lead is now the largest lead any company has over its competition in any of the 45 categories that the ACSI study surveys--including home appliances, gas stations, autos, e-commerce, airlines, and more.



The Apple Store on Fifth Avenue in New York City is one of the company's flagship stores in terms of both customer traffic and architecture and design.
(Credit: Marguerite Reardon/CNET)


Apple's lead, while not insurmountable, can be attributed to a few things, including a lineup of products that is broad yet connected, a meticulously controlled retail experience, and a very particular brand of leadership at the top. It's not just notoriously good customer service, said David VanAmburg, managing editor of the ACSI, though that helps.

"I think it's a commitment to innovating and integrating products. Apple is still somewhat uniquely positioned with Macs, the iPad, iPhone, and the iPod," he said. "There's a plethora of IT products that have been integrated together easily, and Apple has been able to capture 'IT' writ large, rather than just personal computers."

That is to say Apple, in comparison to its competitors making PCs, has an ecosystem of hardware connected by its own software, iOS, iTunes, and Mac OS X. Apple has total control over its products and has been able to branch out to other types of devices beyond desktops and laptops. PC makers are somewhat beholden to the product cycles of Microsoft and are seen as just that, PC makers--not consumer device makers.

So why aren't they copying Apple? HP actually is beginning to take steps in this direction. By buying Palm, it's looking to integrate mobile devices like phones and tablets into its larger ecosystem of laptops and printers. But other large PC makers like Dell and Acer are not there yet.

"It's taken a long time for other manufacturers to see the benefits that Apple is getting from this," VanAmburg said. "We may be seeing it a bit with HP going out and grabbing Palm, getting into the handheld business and integrating (WebOS) within its systems."

"There is some movement in the industry now beyond Apple to grow past this thinking of the PC per se, but I think the industry has been slower to do it," he added. "But there's a reluctance to go down that route."

Face time with people and products
Apple Stores are the best example of what makes it different from its peers and are illustrative of the company's approach.

The retail stores are one of the most important ways people interact with Apple. Not just for those who are already customers but potential customers--sometimes more than 50 million customers tromp through Apple's doors every three months, and half of them who make purchases are first-timers, according to Apple.

There are 300 Apple stores worldwide right now, mostly in the U.S., but growing in major world capitals, like London, Paris, and Shanghai. Everything about the store is intended to represent what it is like to own and use an Apple product: Apple controls the whole experience, from the limited range of products on the shelves, to the training of the young, intentionally geeky/hip employees, to the manner in which some stores are designed with architectural flourishes normally reserved for museums, to the tech support received at the Genius Bar, to the educational classes offered in stores for using Apple products.

PC companies have dabbled in retail with varying results. Microsoft's current experiment in retail--which borrows from Apple's retail look and feel--is still small: four stores right now, with a few more planned. Dell's foray was brief, and Gateway did well for a number of years until calling it quits before eventually being sold to Acer.

Retail stores are expensive to maintain, but it can define a company's brand and dictate how customers interact with a company. Apple takes that task on itself, in addition to selling its products online and through some third-party retailers. PC makers either rely on the direct approach on the Web or trust a salesperson to properly present their product at Best Buy, Fry's, MicroCenter and others, or just leave it up to the consumer wandering the aisles at Wal-Mart or Costco.

Putting the customer first
A lot of that "reluctance" to embrace Apple's well-regarded approach to customers that VanAmburg spoke of may come down to the roots of these companies. Some are much more technically oriented than customer oriented, which has a sizable effect on how they prioritize, said Ira Kalb, clinical marketing professor at the USC Marshall School of Business.



Apple was able to save face with customers by giving away free cases to iPhone 4 owners after complaints arose regarding its antenna.
(Credit: Josh Lowensohn/CNET)

"The reason that a lot of these companies don't copy Apple's customer service is they don't realize how important it is, that's the big one," Kalb said. "They look at it as a cost rather than a return on investment item."

Though it sounds obvious that the customer being taken care of should be a primary concern for any company dealing in consumer goods, it's not always followed, he said. "A lot of these computer companies in particular were started and run by technical people, who are notorious for caring about technology over customers."

Things like customer service, marketing, and making technology easier to understand for nontechnical people can make or break a customer's perception of a company. Apple's customer service, which is perennially ranked highly, is illustrative of the differences.

The other major difference between Apple and the rest of the field is that no other company is as subject to a singular vision. At Apple, the only person whose opinion really matters in the end is Steve Jobs, and that goes for product decisions as well as how the company is run. That doesn't work for everyone. At most large companies, there are competing agendas and fiefdoms that compete for resources and weigh in with differing visions on products. Jobs' leadership style cuts that out.

It's not that Apple does everything right of course. The most recent example is "antennagate," which developed out of customers' distaste for the way Apple handled problems related to the antenna design of the iPhone 4.

Apple's initially condescending response to the issue was eventually addressed by the offer of a free case for iPhone 4 customers, though not without obvious annoyance on Apple's part. Still, the lesson was a useful one for a company that already handles its customer interactions mostly well, said Kalb. And it could be why the company continues to improve in its customer satisfaction index despite such hiccups.

"I think (Jobs) was shocked by the antennagate reaction," he said. "But I think that woke them up further."

This story was corrected at 8:50 a.m. PDT to reflect the total number of Apple stores.


http://news.cnet.com